Chiếc cốc và tay cầm - Phù Thủy Chứng Khoán

Có lẽ các bạn ai cũng từng nghe nói đến mô hình giá CUP & HANDLE mà người Việt mình hay gọi là mẫu hình “Chiếc cốc và tay cầm". Đây là một mẫu hình quan trọng và được giới Price Action traders rất coi trọng.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, mẫu hình chiếc cốc và tay cầm là mẫu hình thường xuất hiện nhất ở các siêu cổ phiếu” – Phù Thủy Chứng Khoán Mark MInervini nói trong cuốn sách “Tư Duy và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán”.
“Một trong những mẫu hình giá quan trọng nhất mà tôi phát hiện là: Mẫu hình chiếc cốc-tay cầm“ – William O’Neil tác giả cuốn sách “How to Make Money in Stock”.
Hai câu nói trên cho thấy tầm quan trọng của mẫu hình Cup and Handle. Mẫu hình này được William L.Jiler phát hiện vào những năm 1960 với tên gọi Tách Có Quai – Saucer With Platform. Sau đó, được chính William O’Neil phổ biến dưới tên gọi “Chiếc Cốc và Tay cầm”.
Một điều đáng ngạc nhiên là dù mẫu hình này khá phổ biến với các cổ phiếu và rất sinh lợi, nhưng lại thường xuyên được các nhà giao dịch nhầm lẫn. Một phần là vì có các tài liệu không chuẩn làm sai lệch hiểu biết của nhà đầu tư. Vì vậy trong bài viết này, mình giới thiệu một cách hoàn chỉnh và toàn diện về mẫu hình Cốc và Tay cầm với nguồn giới thiệu chính thống từ WIlliam O’Neil.
1. Mô hình giá Cup & Handle (Cốc và Tay cầm) là gì?
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 1 về mẫu hình này.
Mô hình Cốc và Tay cầm (Cup and Handle hoặc Saucer and Handle) bao gồm 2 phần: Cốc và Tay cầm. Trong đó phần Cốc được hình thành sau 1 đợt tăng giá sau khi giảm, hình thành 1 hình dạng như cái bát vậy. Sau khi cái cốc được hình thành giá tiếp tục dịch chuyển phía bên phải của cái cốc và tạo thành 1 cái tay cầm.
2. Điều kiện hình thành Cốc và Tay cầm:
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 2 và chúng ta cùng phân tích.
Phần Cốc:
Mô hình Cốc và Tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó trước khi hình thành thì khu vực bên trái cốc cần phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, thậm chí là 50%, 100%… Đây là yêu cầu và điều kiện tiên quyết, rất nhiều bạn lầm lẫn cho rằng, Cốc và Tay cầm là mẫu hình đảo chiều xu hướng và chỉ chú ý đến hình dáng chiếc cốc nên quên đi điều kiện này.
Thời gian hình thành đáy từ 7 tuần và tối đa 65 tuần. Phổ biến nhất là 3-6 tháng.
Độ sâu của cốc khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Những mô hình có độ sâu vượt quá 50% thường thất bại.
Đáy cốc hình chữ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V”
Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.
Phần Tay cầm:
Lưu ý, phần tay cầm không nhất thiết phải hình thành. Có mấu hình cốc không có tay cầm. Đây được xem là một biến thể của mẫu hình gốc.
Phần tay cầm khi xuất hiện nên nằm ở nửa trên chiều cao chiếc cốc.
Phần tay cầm nên nằm trên đường MA 10 tuần hay MA50 ngày. Nếu tay cầm nằm trên MA 20 ngày thâm chí càng tốt.
Hành động giá của tay cầm nên càng chặt càng tốt. Độ sâu phần tay cầm nên khoảng 10%-12%. Nhưng nếu nhỏ hơn thì thậm chí càng tốt. Xem mức độ chặt của phần tay cầm càng chặt, giá sẽ tăng càng mạnh một khi mẫu hình được hình thành.
Điểm mấu chốt: Thanh khoản tại phần tay cầm nhỏ. Mất thanh khoản càng tốt. Lý do là việc không còn thanh khoản hoặc thanh khoản thấp ở tay cầm cho thấy lực cung đã bị tiêu hóa hết. Đây chính là điểm Pivot. Chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng đủ khiến giá cổ phiếu tăng vọt.
Chỉ báo được sử dụng đi kèm: RS (Relative Strength được công bố bởi IBD). Tại điểm phá vỡ phần tay cầm, RS sẽ thiết lập đỉnh cao mới. Nếu chúng ta không nhìn thấy đỉnh cao mới của RS đó là dấu hiệu cảnh báo cho mẫu hình bị thất bại.
3. Cách giao dịch với Cốc và Tay cầm:
Chúng ta hãy cùng xem hình đính kèm số 3.
Xác định điểm vào:
Bạn chỉ có thể giao dịch sau khi mô hình đã được xác nhận. Nếu là mô hình Cup and Handle thực sự, tín hiệu sẽ là một đột phá tăng qua phần tay cầm. Trong trường hợp này, bạn có thể mở một giao dịch mua.
Xác định điểm dừng lỗ:
Đặt lệnh dừng lỗ luôn là một bước không thể thiếu trong mỗi giao dịch, không chỉ với mô hình Cup and Handle, bạn nên đặt lệnh dừng lỗ dưới đáy của tay cầm.
Xác định mục tiêu lợi nhuận:
Có 2 mục tiêu chốt lời cho mô hình Cup and Handle:
Mục tiêu chốt lời đầu tiên nên được đặt trên một khoảng cách bằng với kích thước của tay cầm, bắt đầu tư điểm phá vỡ. Nếu mục tiêu này được hoàn thành, bạn có thể bắt đầu theo đuổi mục tiêu tiếp theo.
Mục tiêu thứ hai nằm trên một khoảng cách bằng kích thước của phần cố, tính từ điểm đột phá.
Một lựa chọn bổ sung là ở lại giao dịch miễn là giá có xu hướng có lợi cho bạn. Bạn có thể không muốn hoàn toàn thoát khỏi giao dịch khi mà giá đang di chuyển theo hướng tích cực, mang lại nhiều tiềm năng lợi nhuận cho giao dịch của bạn. Do đó, bạn có thể theo dõi các đầu mối hành động giá để mở rộng lợi nhuận giao dịch.
Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì xin mời các bạn để lại ở phần comment.
Chart PatternsSPDR S&P 500 ETF (SPY)

Juga pada:

Penafian