VCB là ngân hàng đầu tiên cán mốc lợi nhuận trước thuế 1 tỷ USD, và cũng là ngân hàng hoạt động tốt nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Để xem tại sao VCB được xem là anh cả của ngành ngân hàng, các bạn hãy nhìn vào BCTC của Vietcombank năm 2021:

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng đạt 13.92%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được giữ ở mức 0.65%, chi phí dự phòng rủi ro chiếm 30,05% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 192.13%. Những chỉ số này cho thấy nghiệp vụ tín dụng của VCB tiếp tục giữ vững phong độ và có phần nhỉnh hơn so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank cũng đạt mức chuẩn của NHNN đề ra, nghĩa là cổ đông của VCB không cần phải lo lắng về sự trồi sụt lợi nhuận (để dự phòng nợ xấu) của ngân hàng này.

Chất lượng huy động vốn

Tỷ lệ huy động vốn của VCB được giữ ở mức 10% so với năm 2020, tỷ lệ CASA đạt 32.09%, thuộc top dẫn đầu của ngành ngân hàng. Dễ dàng nhận ra chi phí đi vay (Cost of fund) cũng nằm trong top thấp nhất, chỉ 2.23%. Hai điều này khiến cho NIM của ngân hàng vượt trội và góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng này khủng đến như vậy.

Cơ cấu nguồn thu nhập

Thu nhập lãi thuần chiếm 74.74% tổng thu nhập, cao hơn 1% so với với năm 2020, nguồn thu từ dịch vụ chiếm 13.06%, nguồn thu còn lại đến từ những hoạt động như chứng khoán, hoàn nhập dự phòng và đầu tư liên kết.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Như đã nói ở trên, vốn huy động cực rẻ chính là một trong những yếu tố khiến cho ngân hàng này đạt được lợi nhuận sau thuế gần 22 nghìn tỷ, một con số khủng trong năm 2021. NIM đạt 3.13% nằm trong top dẫn đầu và chi phí hoạt động chiếm 30.99% tổng doanh thu.

Tóm lại, Vietcombank là một cổ phiếu dẫn đầu và nhà đầu tư nào cũng nhận ra điều này. Mặc dù giá cổ phiếu Vietcombank đã tăng trong năm 2021 nhưng tôi tin chắc rằng năm 2022 tiếp tục sẽ là một năm phấn khởi của cổ đông lâu năm của ngân hàng này, xứng đáng với cái tên "Anh cả của ngành ngân hàng"👍
Fundamental AnalysisStocksTrend AnalysisVCBvietnamesestock

Juga pada: