Trong tuần qua tâm lý lo ngại rủi ro đã quay lại tiếp tục hỗ trợ đà tăng của Vàng và các tài sản phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó động thái tăng lãi suất 50 điểm cơ bản của FED trong cuộc họp tháng 5 tới đây là gần như chắc chắn.
Số liệu kinh tế & Chính sách tiền tệ
Số liệu lạm phát Mỹ: CPI đạt 8.5%. Core CPI tăng 0.3%. Năng lượng và thực phẩm tăng mạnh do ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận Nga.
Sản xuất: chi phí giá sản xuất PPI tăng 1.4%, core PPI tăng 1%.
Doanh số bán lẻ: đánh giá tiêu dùng của người dân, tăng 0.5%
Tỷ lệ FED tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 5 đạt 91%
FED có thể thu hẹp bảng cân đối kế toán 93 tỷ USD mỗi tháng từ tháng 6 này.
Địa chính trị
Rủi ro địa chính trị vẫn đang cao khiến nhu cầu trú ẩn vào các tài sản an toàn tăng cao. Mặc dù hiện tại không còn lo ngại chiến tranh thế giới diễn ra.
Mỹ và phương tây vẫn viện trợ vũ khí cho Ukraina.
Nga đang chuẩn bị cho các đợt tấn công ở miền Đông Ukraina. Chiến sự vẫn leo thang, Nga đang gây sức ép để có lợi hơn trên bàn đàm phán
Chiến hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga là Mátxcơva bị chìm, tình hình Ukraine và Nga sẽ càng thêm xấu đi;
Nga đe dọa triển khai bom hạt nhân và tên lửa siêu thanh nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO;
Đại chiến ở miền Đông Ukraine ”sắp bắt đầu;
Hoa Kỳ chuẩn bị thực hiện các biện pháp mới để chống lại việc Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt;
Đánh giá từ các ngân hàng lớn cho rằng: Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển hướng thắt chặt chính sách tiền tệ vừa tác động tích cực, vừa gây bất lợi cho các ngân hàng. Khi lãi suất tăng sẽ làm giảm lượng khách hàng vay tiền ngân hàng, cũng khiến cho nền kinh tế bị kìm hãm lại, tuy nhiên trên thực tế lãi suất hiện tại của FED vẫn thấp hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.
Góc nhìn Liên thị trường
Đánh giá thị trường chứng khoán Mỹ có nhịp điều chỉnh giảm làm gia tăng các lo ngại rủi ro khi tăng lãi suất thì sẽ khiến dòng tiền tìm về thị trường chứng khoán sẽ giảm xuống. Trước áp lực này thì tâm lý thị trường đang tương đối thận trọng.
Tương quan về mặt lý thuyết thì khi thị trường chứng khoán giảm, lợi suất trái phiếu cùng giảm thì sẽ khiến lo ngại rủi ro tăng lên. Nhưng trong giai đoạn này, khi mà lợi suất trái phiếu vẫn duy trì đà tăng, lo ngại lạm phát vẫn đang cao trong bối cảnh FED sẽ đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán. Do vậy khi lợi suất trái phiếu vẫn trên đà tăng thì lo ngại khủng hoảng kinh tế sẽ không có, mà hiện tại thị trường chứng khoán giảm khi nhà đầu tư bắt đầu thấy FED không hỗ trợ các chương trình kích thích kinh tế và duy trì lãi suất thấp nữa nên sẽ bắt đầu đóng dần các vị thế đầu tư chứng khoán chuyển sang các tài sản sinh lời tốt hơn.
Trên đồ thị chúng ta quan sát thấy rằng USD index đã phá vỡ mô hình tiếp diễn tăng, trong khi đó lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm cũng đã tăng mạnh vượt qua đỉnh cũ, vậy chúng ta có thể đánh giá được rằng tâm lý thị trường hiện tại kỳ vọng lãi suất tăng và lạm phát đang tăng nhanh hơn đóng vai trò thúc đẩy cho các kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ.
Do đó dự báo sự dịch chuyển dòng tiền hiện tại hoàn toàn là do thị trường đánh giá các kỳ vọng tăng lãi suất và hoàn toàn chưa phải là một mối lo ngại về rủi ro khủng hoảng kinh tế sẽ không diễn ra vào thời điểm này.
Hiện các số liệu kinh tế Mỹ và các quốc gia khác cũng cho thấy các tín hiệu tích cực sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng theo và do vậy trong bối cảnh này tâm lý bảo toàn dòng tiền của nhà đầu tư chứng khoán sẽ khiến dòng tiền dịch chuyển từ kênh đầu tư này sang các tài sản khác, bao gồm cả nắm giữ USD và chi tiêu vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ…
Về Phân tích kỹ thuật:
USD index đã xác nhận xu hướng tăng tiếp diễn, trong tuần tới đây càng sát ngày FED công bố chính sách tiền tệ thì thị trường lại càng thêm các kỳ vọng đồng USD sẽ duy trì đà tăng. Vùng hỗ trợ trên đồ thị 99.50 đã điều chỉnh và bật tăng lại, hiện vùng hỗ trợ 100.0 sẽ được duy trì. Tôi cho rằng USD trong tuần tới sẽ tiếp tục tăng lên ngưỡng trên 101-101.5
Nhận định giá Vàng:
Lợi suất trái phiếu và DXY đều trong xu hướng tăng. điều này hỗ trợ thêm các kỳ vọng Vàng sẽ có thể quay lại xu hướng giảm. Trong khi đó tình hình căng thẳng địa chính trị giữa Nga-Ukraina vẫn còn nóng tuy nhiên thị trường đã có dấu hiệu quen với các diễn biến này và không còn lo ngại về một cuộc khủng hoảng chiến tranh leo thang. Vì vậy tôi cho rằng Vàng sẽ chịu tác động nhiều hơn đến từ việc FED tăng lãi suất hơn vấn đề địa chính trị này. Khả năng cao Vàng sẽ tạo nến xác nhận giảm trong tuần tới đây trước khi chủ tịch FED phát biểu.
Dự báo xu hướng Vàng sẽ điều chỉnh giảm theo hình vẽ về lại vùng 1930-1900