Diễn biến kinh tế thế giới và lợi thế của Việt Nam:
- Thế giới năm 2020 đã trải qua nhiều sự kiện Covid nghiêm trọng đến từ các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Nền kinh tế toàn cầu buộc phải thu mình vào những kênh đầu tư tài chính có thể xuất hiện như Vàng, Bitcoin và chứng khoán. Bên cạnh đó cũng là sư dịch chuyển của dòng vốn đầu tư đến những khu vực ít bị ảnh hưởng hơn.
- Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ với ảnh hưởng nhje của Covid-19 đã được các nhà đầu tư lớn chú ý đến. Các sự kiện giao thương kinh tế buộc phải trì hoãn cũng dẫn đến việc dòng tiền đổ vào kênh chứng khoán ngày càng nhiều.
Mốc 1200 điểm và tâm lý e ngại sụp đổ:
- Quay về thời điểm lịch sử cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh, dòng tiền cũng chỉ đạt 0.83 tỉ đồng/ tháng. Con số này là rất nhỏ bé so với hiện nay, có tháng lên đến 14.000 tỉ đồng.Thời điểm đạt đỉnh của năm 2018 cũng chỉ đạt 4-5 tỷ/tháng. Như vậy, rõ ràng thị trường chứng khoán đã làm rất tốt nhiệm vụ thu hút dòng vốn, chờ đợi cho sự bùng nổ hậu Covid.
- Theo nhiều nhà phân tích, mốc 1200 vẫn là ngưỡng tâm lý mạnh. Tuy nhiên, theo chúng tôi, với quá trình tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 với chuỗi nến tăng cường độ mạnh thời gian qua, mốc cản tâm lý này sẽ sớm bị bỏ lại phía sau vào đầu năm 2021.
Về mặt kỹ thuật:
- Trong điều kiện khả quan nhất, chúng tôi dự báo VNINDEX sẽ nhanh chóng đạt mốc 1350 trong vòng 3 tháng tới, tương ứng với ngưỡng Fibo mở rộng số 1. Và xa hơn nữa, trong năm 2021, VNINDEX hoàn toàn có khả năng chạm đến mức cản Fibo mở rộng 1.618 tương ứng với mức 1800.