1. Taper là gì? Đó là thuật ngữ mà các quan chức Fed (và những tổ chức kinh tế khác) sử dụng để mô tả kế hoạch rút ngắn dần thời gian thay đổi chính sách tiền tệ, bằng cách cắt giảm việc mua tài sản trong một thời gian dài. Hy vọng là để nền kinh tế từ từ thoát khỏi nhu cầu cần các kích thích bổ sung mà việc mua tài sản cung cấp để tránh nền kinh tế sụp đổ.
2. Diễn biến chính Thị trường khủng hoảng kể từ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm 2020, các quan chức Fed thông báo rằng ngân hàng sẽ mua 200 tỷ USD chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp của họ và 500 tỷ USD từ Kho bạc. Ban đầu, đó được coi là một cách giúp duy trì tính thanh khoản của thị trường. Vào tháng 12 năm 2020, các quan chức cho biết ngân hàng (FED được thành lập bao gồm 12 Ngân hàng của Mĩ) sẽ mua 80 tỷ đô la một tháng vào Kho bạc và 40 tỷ đô la một tháng chứng khoán thế chấp cho đến khi có tiến bộ trong sự phục hồi kinh tế. Từ đầu tháng 3 năm 2020 đến cuối tháng 8 năm 2021, Fed đã nâng giá trị tài sản mà nó nắm giữ từ 4,2 nghìn tỷ USD lên 8,3 nghìn tỷ USD. 3. Định hướng của FED Phương pháp thông thường của Fed để chống lại suy thoái là giảm lãi suất, điều này cho phép các ngân hàng cung cấp các khoản vay rẻ hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó kích thích hoạt động kinh tế. Nhưng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fed nhận ra rằng việc cắt giảm lãi suất gần như bằng 0 là không đủ. Vì vậy, Fed đã bắt đầu mua trái phiếu với hy vọng giảm lãi suất dài hạn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, trong một chương trình được gọi là nới lỏng định lượng.
4. Tại sao Taper cần được thực hiện? Nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021, khi việc tiêm phòng phần nào hạn chế những tổn hại kinh tế do đại dịch gây ra, khiến các nhà đầu tư tự hỏi khi nào thì một số biện pháp kích thích của Fed sẽ được lùi lại. Hầu hết các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã đồng ý vào tháng Bảy rằng họ có thể bắt đầu làm chậm tốc độ mua trái phiếu trong năm nay. Các quan chức Fed cho biết họ đang cố gắng minh bạch nhất có thể về kế hoạch của mình để tránh lặp lại bất ngờ. Vào tháng 5/2021 Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng các báo cáo việc làm mạnh mẽ gợi ý rằng một Taper có thể bắt đầu vào năm 2021, mặc dù ông nói thêm rằng ngân hàng cũng sẽ đánh giá thiệt hại do sự lây lan của biến thể Delta. Thế nhưng đã không có bất kỳ cụ thể nào về việc giảm mua tài sản cho dù chúng ta đã ở cuối tháng 8/2021 vì biến thể Delta đã quay trở lại từ cuối tháng 7 cho tới thời điểm hiện tại 29/8.
5. Biến thể Delta đe dọa chính sách Với lượng tiền mặt tràn ngập trong hệ thống tài chính đã giúp thúc đẩy giá cổ phiếu và nhà ở của Mĩ lên mức cao kỷ lục, lợi suất trái phiếu kho bạc chỉ giữ trên mức thấp nhất trong sáu tháng. Thị trường sẽ không chỉ theo dõi khi Fed bắt đầu điều chỉnh, mà còn cả tốc độ làm như vậy. Việc Taper quá nhanh có thể làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế cũng như sự gia tăng của biến thể Delta đang đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng kéo dài cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Taper quá chậm có thể thúc đẩy lạm phát bùng nổ do mở cửa trở lại từ khi kiểm soát được đại dịch.
Maklumat dan penerbitan adalah tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan tidak membentuk, nasihat untuk kewangan, pelaburan, perdagangan dan jenis-jenis lain atau cadangan yang dibekalkan atau disahkan oleh TradingView. Baca dengan lebih lanjut di Terma Penggunaan.