Vàng đã có một đợt phục hồi vững chắc vào thứ 6 khi thị trường giảm lo lắng hơn với thông tin Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất chậm lại sau cuộc họp tháng 11. Các nhà đầu tư đang chú ý đến dữ liệu GDP quý 3 và báo cáo thu nhập của tuần tới để có cái nhìn rõ hơn về tình hình kinh tế Mỹ.
Theo The Wall Street Journal, các quan chức FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp ngày 1-2/11 tới nhưng sẵn sàng tranh luận về việc chuyển sang mức tăng nhỏ hơn vào tháng 12.
Mặc dù FED có thể giảm tốc độ tăng lãi suất vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, nhưng cho đến khi điều đó diễn ra thì USD sẽ tiếp tục chứng kiến động lực tăng giá đáng kể. Không chỉ USD tăng, mà lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng đã tăng lên 4,2%- mức cao nhất kể từ năm 2008. Trong khi lợi suất thực được điều chỉnh theo lạm phát (TIPS), đang ở mức 1,7%, mức cao nhất trong 13 năm. Dù nhìn theo cách nào thì đây cũng là một điều đầy thách thức cho sự phục hồi mạnh mẽ của giá vàng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giá vàng vẫn có triển vọng tích cực do nỗi lo bất ổn kinh tế toàn cầu.
Một dữ liệu quan trọng có thể tác động mạnh đến kỳ vọng FED tăng lãi suất, cũng như giá vàng tuần tới là GDP quý 3 của Mỹ. Theo dự kiến, GDP quý 3 của Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 2,3% sau khi tăng trưởng âm liên tục trong quý 1 và quý 2. Nếu dự báo này là xác thực, thì sẽ mở đường cho FED tiếp tục tăng mạnh lãi suất, khiến giá vàng tuần tới chịu sức ép điều chỉnh xuống vùng 1.600- 1.620 USD/oz, thậm chí thấp hơn. Ngược lại, nếu GDP quý 3 của Mỹ vẫn tăng trưởng âm, hoặc thấp hơn nhiều so với mức dự kiến nói trên, thì FED có thể sẽ giảm tốc tăng lãi suất sau cuộc họp tháng 11 tới, đẩy giá vàng tiếp tục tăng lên sát vùng 1.700 USD/oz.
Lợi tức của trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm hôm thứ Sáu nhưng đã tăng tuần thứ 12 liên tiếp, ghi dấu mức tăng lớn nhất trong khoảng thời gian kéo dài như vậy kể từ năm 1987.
Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm, vốn thường nhạy cảm hơn với kỳ vọng lãi suất, cũng giảm vào thứ Sáu, kết thúc tuần ở mức 4,489%.
Chỉ số đồng USD để mất thành quả tăng trước đó và giảm 0,6%, chính vì vậy vàng trở nên đỡ đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ tăng nhanh trong tuần này do một số người mua vào trước lễ hội khi giá trong nước giảm.
VỀ MẶT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
Nhìn vào mây Ichimoku vẫn đang tạo những đám mây xu hướng giảm, có thể sẽ có nhịp hồi nhưng sẽ không nhiều. Vàng vẫn có thể về vùng 1615 ở trong tuần này.
Theo đường chỉ báo EMA thì Vàng cũng đang nằm dưới tất cả các đường chỉ báo nên là nếu tìm điểm bán đẹp có thể là mốc 1677 sẽ là mốc bán khá đẹp.
Giá vàng có thể đang hình thành mô hình 2 đáy tại 1.615-1.620 USD trong ngắn hạn. Nếu giá vàng tuần tới vẫn trụ vững trên mức này, thì sẽ có thể phục hồi trở lại vùng 1.700USD. Tuy nhiên, nếu giá vàng tuần tới phá vỡ mức 1.615 USD, thì có nguy cơ giảm xuống 1.550 USD, thậm chí là 1.500 USD trước khi phục hồi trở lại.
Kế hoạch giao dịch cho tuần tới, trước mắt ngày đầu tuần sẽ canh bán quanh 1668, canh mua quanh 1640, chấp nhận dừng lỗ 5 giá theo chart H1.
Vùng Kháng Cự Quan Trọng: 1677 - 1690 Vùng Hỗ Trợ Quan Trọng: 1640 - 1615
DỰ BÁO GIAO DỊCH:
CANH BUY XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1630 - 1635
Stop Loss : 1620 Take Profit 1 : 1650 Take Profit 2 : 1660 Take Profit 3 : 1670
CANH SELL XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1675 - 1680
Stop Loss : 1690 Take Profit 1 : 1660 Take Profit 2 : 1650 Take Profit 3 : 1640
Maklumat dan penerbitan adalah tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan tidak membentuk, nasihat untuk kewangan, pelaburan, perdagangan dan jenis-jenis lain atau cadangan yang dibekalkan atau disahkan oleh TradingView. Baca dengan lebih lanjut di Terma Penggunaan.