XAUUSD 20/01 - Vàng vẫn tiếp tục tăng

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/1 đồng loạt đi xuống khi nhà đầu tư ngày càng lo sợ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất mặc dù lạm phát đã có nhiều dấu hiệu lắng dịu.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 252,4 điểm, tương đương 0,76%, và đóng cửa ở gần 33.045 điểm. Đây là phiên giảm thứ ba liên tiếp của Dow Jones, đưa chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này quay về dưới mức cuối năm 2022.
Trong khi đó, S&P 500 giảm 0,76% còn 3.899 điểm và Nasdaq Composite mất 0,96%, đóng cửa ở 10.852 điểm. Cả hai chỉ số này hiện vẫn cao hơn so với đầu năm 2023.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên 19/1 sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 14/1 là 190.000, giảm 15.000 người so với tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 215.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones khảo sát.
Số liệu trên cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn hoạt động mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất tăng cao liên tục và nền kinh tế giảm tốc, đồng thời làm dấy lên lo ngại Fed sẽ tiếp tục quá trình thắt chặt tiền tệ để đưa lạm phát về mức mục tiêu dài hạn 2%.
Fed đã nâng lãi suất 7 lần liên tiếp trong năm 2022, đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái nhưng lạm phát vẫn cao dai dẳng. Sang năm 2023, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải cân bằng hai mục tiêu xung đột với nhau: Vừa kiềm chế đà tăng của giá cả, vừa tránh suy thoái và thất nghiệp tràn lan.
Nếu trong năm 2023, lạm phát vẫn dai dẳng ở khoảng 4%, tức là không quá cao như năm 2022 nhưng vẫn chưa xuống mức mục tiêu 2%, thì Fed sẽ làm gì?
Liệu ngân hàng trung ương Mỹ có kiên quyết nâng lãi suất cho đến khi lạm phát xuống như ý muốn, bất chấp kinh tế suy thoái và hàng triệu người lao động mất việc làm? Hay Fed sẽ chấp nhận để lạm phát ở trên mức mục tiêu để tránh đau thương trong ngắn hạn với nền kinh tế?
Fed có thể không muốn đẩy nền kinh tế vào suy thoái, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc sẽ diễn ra theo ý Fed. Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ rất muốn khống chế lạm phát, coi kiểm soát giá cả là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm, nhưng lạm phát CPI vẫn lập đỉnh 4 thập kỷ ở mức 9,1% vào tháng 6.
Hôm 18/1, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu họ sẽ tiếp tục tung ra các đợt tăng lãi suất mới. Một số nhà hoạch định chính sách ủng hộ kéo mức lãi suất cuối chu kỳ thắt chặt lên ít nhất là 5%, bất chấp các dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh và hoạt động kinh tế đang giảm tốc.
Đoạn đường cong lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ từ 2 năm đến 10 năm đã đảo ngược liên tục từ tháng 7 đến nay và mức độ đảo ngược ngày càng lớn. Việc lợi suất kỳ hạn ngắn lớn hơn kỳ hạn dài được Phố Wall coi là dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong vòng 12 – 24 tháng.
Trong thời kỳ đại dịch 2020 - 2021, Fed áp dụng chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative Easing, viết tắt là QE) bằng cách in tiền để mua trái phiếu Kho bạc, giúp chính phủ Mỹ có nguồn tiền kích thích kinh tế.
Khi giá cả tăng phi mã trong năm 2022, Fed chuyển sang chính sách thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening, QT) để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, việc Fed liên tục nâng lãi suất và giảm cung tiền cũng có thể vô tình khiến cho tình hình lạm phát thêm căng thẳng thông qua một cơ chế ít được chú ý tới, cụ thể như sau:
Fed nâng lãi suất dự trữ bắt buộc để thu hút các ngân hàng thương mại để tiền ở ngân hàng trung ương thay vì cho vay ra nền kinh tế, qua đó hạn chế nhu cầu và kìm hãm giá cả.
Nhưng lãi suất cao hơn cũng đồng nghĩa với việc Fed phải trả lãi cho các ngân hàng thương mại nhiều hơn, có thể lên tới 200 – 300 tỷ USD mỗi năm.
Nói cách khác, Fed in ra 200 – 300 tỷ USD mỗi năm để đưa cho các ngân hàng thương mại. Khi kinh tế suy thoái như nhiều chuyên gia đang dự báo, 200 – 300 tỷ USD này sẽ được dùng để rót vào các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu Kho bạc.
Sau đó, chỉnh phủ Mỹ sẽ dùng tiền mà các ngân hàng vừa cho vay để chi tiêu công, tương tự như trong thời kỳ đại dịch. Vì thế, số tiền mà Fed trả cho các ngân hàng sẽ được Washington đưa vào lưu thông, góp phần gây lạm phát.
Dù vậy, số tiền lãi 200 – 300 tỷ USD mà Fed trả cho các ngân hàng mỗi năm là không đủ để bù đắp tác động giảm phát của chính sách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền.
Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư và ít vay nợ. Các hộ gia đình cũng phải dành nhiều thu nhập hơn cho việc trả lãi vay và giảm mua sắm. Nhu cầu chung của nền kinh tế yếu đi, lạm phát cũng hạ nhiệt.
Biểu đồ trên đây thể hiện một cách trực quan biến động của cung tiền M2 tại Mỹ. Tính đến đầu tháng 12/2022, M2 giảm còn 21.370 tỷ USD. So với đỉnh lịch sử thiết lập hôm 18/4/2022, cung tiền của Mỹ đã giảm 682 tỷ USD, tương đương mất 3,1%. - Tham khảo Vietnambiz

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 28 USD lên mức 1.932,2 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.923,9 USD/ ounce, tăng 16,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Kim loại màu vàng thế giới tăng mạnh và giao dịch gần mức cao nhất trong 9 tháng khi các nhà giao dịch kỹ thuật đổ vào thị trường do biểu đồ cho thấy xu hướng tăng. Ngoài ra, nhu cầu trú ẩn an toàn trước lo ngại Mỹ vỡ nợ cũng đã thúc đẩy đà tăng của kim loại quý trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Phân tích đồ thị Vàng và sự tương quan với USD và lợi suất trái phiếu hiện tại cho thấy khả năng Vàng sẽ chững lại và giảm khi USD và lợi suất trái phiếu đảo chiều tăng.
Tuy nhiên đồng USD hiện vẫn đang chịu nhiều sức ép giảm do vậy sẽ khó để dự báo được liệu Vàng có thể đảo chiều giảm khi rất nhiều lần tạo trap giá.
Khả năng hôm nay chúng ta sẽ chưa có được điểm phân tích cho chiến lược bán vàng mà có thể sẽ đứng ngoài thị trường
Fundamental AnalysisGoldgoldanalysisgoldtradingTrend AnalysisWave AnalysisXAUUSD

Penerbitan berkaitan

Penafian