Góc nhìn Liên thị trường tuần 04-08/07 – Gold tiếp tục giảm?

TỔNG HỢP TIN TỨC SỐ LIỆU KINH TẾ, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ & ĐỊA CHÍNH TRỊ TUẦN 27/06-02/07/2022

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
- Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Bồ Đào Nha, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết vẫn chưa rõ đến bao giờ nền kinh tế Mỹ mới khôi phục trở lại tình trạng trước đại dịch. Điều quan trọng là ngân hàng trung ương phải thích ứng được với những thay đổi đó.
- Bên cạnh vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch, ông Powell cho biết cuộc xung đột tại Ukraine đã gia tăng áp lực lên lương thực và lạm phát. Điều đó đã khiến vai trò của Fed trong việc ổn định giá cả và tối đa hoá việc làm trở thành một hoạt động khác với cách mà Fed đã thực hiện trong suốt 25 năm qua.
- Chủ tịch Fed cảnh báo rằng lạm phát cố thủ hoặc kéo dài sẽ là một kết cục tồi tệ hơn so với suy thoái kinh tế. Chính vì lo ngại lạm phát, Fed đã hạ dự báo tăng trưởng Mỹ trong năm nay. GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giảm từ mức dự báo 2,8% hồi tháng 3 xuống còn 1,7%.
- Chủ tịch FED Jerome Powell nói rằng chắc chắn sẽ có rủi ro khi Fed đi quá xa trong việc tăng lãi suất. “Nhưng tôi không đồng ý rằng đó là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế. Sai lầm lớn nhất là thất bại trong việc khôi phục sự ổn định giá cả”, Powell nói.
- Chủ tịch ECB Bà Lagarde nói: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ không trở lại thời kỳ lạm phát thấp trước Covid”. Bà cũng lưu ý rằng xung đột tại Ukraine sẽ thay đổi bức tranh và bối cảnh trước nay của nền kinh tế.

SỐ LIỆU KINH TẾ
- Mỹ: Thâm hụt thương mại quốc tế giảm xuống còn 104,3 tỷ USD trong tháng 5
- Ngày 30/6, Bộ Thương mại Mỹ công bố dữ liệu cho thấy chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. PCE là chỉ số được Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sử dụng làm thước đo lạm phát, phản ánh mức chi tiêu thực tế của người tiêu dùng trong đó có cả việc thay đổi hành vi tiêu dùng khi giá cả tăng.
- GDP Q1 Final giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý I (dữ liệu chính thức)
- Chỉ số PMI ngành sản xuất của ISM giảm xuống mức 53 trong tháng 6 so với dự kiến là 54,9
- Số đơn xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu hàng tuần giảm xuống còn 231K so với dự kiến 228K
- Chỉ số PMI ngành sản xuất của Caixin tại Trung Quốc đạt 51,7 so với 48,1 vào tháng 5

ĐỊA CHÍNH TRỊ
- OPEC+ hạ dự báo thặng dư thị trường năm 2022 xuống mức 1 triệu thùng mỗi ngày – Reuters
Trích dẫn một báo cáo nội bộ chuẩn bị cho cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật liên hợp sắp tới, Reuters đưa tin hôm thứ Hai rằng OPEC+ đã cắt giảm dự báo thặng dư thị trường dầu trong năm 2022 xuống còn 1 triệu thùng/ngày (bpd) từ mức 1,4 triệu thùng/ngày trước đó.
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Cần cố gắng hết sức để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh
- NATO nỗ lực phát thông điệp đối đầu Nga: NATO tăng cường lực lượng ở sườn đông và thúc đẩy kết nạp Phần Lan, Thụy Điển
- Tổng thống Putin tuyên bố không có hạn chót chấm dứt chiến tranh ở Ukraine
- Ngày 26/6, Iran đã phóng thử tên lửa đẩy Zuljanah trong bối cảnh các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sẽ được nối lại trong những ngày tới.

CUỘC HỌP G7
- G7 vẫn đang nghiên cứu một cơ chế chính xác để áp mức giá trần đối với dầu thô của Nga
- Trong bối cảnh cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra, một quan chức Mỹ hôm thứ Hai cho biết G7 sắp thiết lập một mức giá trần trên toàn cầu cho dầu thô từ Nga.
- Tại hội nghị, các lãnh đạo G7 đã đưa một loạt cam kết cho những vấn đề trên. Đối với cuộc xung đột tại Ukraine, G7 sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính và cung cấp vũ khí, sát cánh với Kiev “cho tới khi nào còn cần thiết.”
- Song song với đó, G7 khẳng định sẽ hành động thống nhất để tăng sức ép và siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Moskva, trong đó có kế hoạch giới hạn giá trần dầu mỏ xuất khẩu và áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.
- Trong vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, các nước G7 cam kết cung cấp 5 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp trên 50% để đảm bảo nguồn cung thực phẩm và dinh dưỡng.
- Về năng lượng, G7 cam kết nhanh chóng hành động để đảm bảo nguồn cung; thúc đẩy mở rộng năng lượng tái tạo; chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga; kiểm soát giá trần năng lượng để ổn định thị trường, giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.
- Về vấn đề khí hậu, các nhà lãnh đạo G7 nhấn mạnh “sự cấp bách của việc gia tăng hành động” để giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu khoảng 43% vào năm 2030, so với mức phát thải năm 2019.

Nhận định giá Vàng:
Vàng hiện đang có tín hiệu điều chỉnh tăng lại sau khi test vùng hỗ trợ 1790/oz. Cá nhân tôi cho rằng Vàng hiện vẫn trong biên độ đi ngang 1790-1865 và sẽ chờ đợi thêm thông tin từ biên bản cuộc họp FOMC và Báo cáo thị trường lao động Mỹ tuần tới
Fundamental AnalysisGoldgoldtradingTrend AnalysisWave AnalysisXAUUSD

Juga pada:

Penafian